Zona thần kinh là gì? Bệnh Zona thần kinh có nguy hiểm không?

Zona thần kinh là bệnh được biết với tình trạng nổi các hạt mụn nước tấy đỏ thành cụm gây khó chịu và đau đớn cho bệnh nhân. Bệnh zona nếu không được điều trị đúng cách sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy để hiểu rõ hơn về bệnh zona thần kinh là gì hãy cùng interensemble.org tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

I. Zona thần kinh là gì?

Chúng ta có lẽ đã nghe nhiều đến bệnh zona thần kinh nhưng chắc hẳn nhiều bạn vẫn chưa biết rõ về zona thần kinh là gì

Zona thần kinh hay còn gọi là giời leo, đây là một bệnh nhiễm trùng da do vi rút varicella zoster (VZV) gây ra, là một thành viên của họ vi rút herpes. Sau khi một người khỏi bệnh thủy đậu, một số nốt thủy đậu vẫn tiềm ẩn nhưng không gây bệnh. Những virus này sống trong hạch trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Khi gặp những điều kiện thuận lợi như suy giảm miễn dịch, sang chấn tinh thần hay suy nhược cơ thể… virus sẽ hoạt động trở lại. 

Zona thần kinh là bệnh truyền nhiễm do virus VZV gây ra

Chúng sinh sôi, phát triển và lan đến các đầu dây thần kinh cảm giác, làm tổn thương niêm mạc và da, từ đó gây ra bệnh zona. Chính vì vậy zona tuy là bệnh ngoài da nhưng lại có tổn thương rễ thần kinh.

Đặc trưng của bệnh nhiễm trùng da này là nó gây đau rát với những dải mụn nước li ti ở một bên cơ thể đặc biệt ở phần thân trên, cổ và mặt. 

Bệnh Zona thần kinh có lây không?

Bệnh Zona thần kinh có lây không là thắc mắc của nhiều người khi nó là một dạng của virus gây bệnh thủy đậu còn tiềm ẩn. Vậy theo các chuyên gia y tế cho rằng, zona thần kinh là một bệnh truyền nhiễm có thể lây từ người sang người. 

  • Nếu tiếp xúc trực tiếp với các nốt mụn nước trên cơ thể người bệnh thì khả năng cao bạn sẽ bị nhiễm trùng. 
  • Những người chưa tiêm phòng thủy đậu và chưa từng mắc thủy đậu có nguy cơ mắc bệnh trước, sau khi khỏi bệnh có thể mắc bệnh zona. 
  • Đã tiêm phòng bệnh zona có thể phát bệnh nếu hệ thống miễn dịch bị suy yếu. 
  • Người bị thủy đậu không thể lây bệnh giời leo từ người khác.

II. Nguyên nhân gây ra bệnh zona thần kinh

Như đã nhắc đến ở trên thì zona thần kinh do virus VZV gây ra – đây cũng chính là virus gây bệnh thủy đậu. Khi một người đã khỏi bệnh thủy đậu, virus vẫn chưa hoàn toàn rời khỏi cơ thể mà nó “ngủ yên” trong cơ thể ở trạng thái không hoạt động. Vì một lý do nào đó, virus có thể tái hoạt động và gây bệnh trở lại. 

Zona thần kinh do virus VZV gây ra

Hầu hết mọi người chỉ bị zona một lần trong đời. 

Và những đối tượng dưới đây cũng sẽ có nguy cơ dễ mắc zona thần kinh hơn như:

  • Những người trên 50 tuổi, nguy cơ gia tăng theo tuổi.
  • Đang điều trị với các thuốc hoá trị liệu ung thư hoặc xạ trị liệu pháp.
  • Mắc các bệnh lý suy giảm hệ thống miễn dịch như HIV, ung thư.
  • Đang dùng các thuốc chống thải ghép hoặc corticosteroid.

III. Triệu chứng của bệnh zona thần kinh

Để hiểu rõ hơn về zona thần kinh là gì hãy cùng đi tìm hiểu một số triệu chứng của bệnh zona thần kinh để nhận biết rõ ràng nhất!

  • Trước khi nổi mụn nước thì có xuất hiện tình trạng nhức đầu, đau nửa đầu, sưng hạch lân cận, sốt. Với trẻ em đau nhẹ hoặc không đau. Nhưng ở người già thì đau dữ dội.
  • Đau nhói đột ngột dọc theo dây thần kinh cùng bên (nơi da bị tổn thương), ngứa cục bộ, đau rát, đau dữ dội. 
Zona thần kinh với biểu hiện rõ ràng nhất chính là nổi mụn nước thành từng cụm
  • Nổi mụn nước lớn lõm, hoặc mụn nước rất điển hình ở một bên cơ thể, dần dần xuất hiện và đỏ da, tổn thương phân bố xung quanh dây thần kinh, 
  • Khi không viêm, nốt sần trong có màu đục, khô và có vảy. 
  • Trong thời gian phục hồi tạm thời, da vẫn còn sắc tố và có thể bị nhiễm lại sau nhiều tháng hoặc nhiều năm do thiếu chức năng miễn dịch. 
  • Tổn thương da do bệnh zona thường chỉ xảy ra ở một bên người, không bao giờ xảy ra ở cả hai bên.
  • Vị trí xuất hiện của bệnh thường thấy ở mặt lưng, cổ, xương sườn, tay,…

IV. Zona thần kinh có nguy hiểm không?

Bệnh Zona thần kinh nếu không được chữa trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như:

  • Biến chứng về mắt: Virus có thể làm hỏng mắt và giác mạc. 
  • Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng có thể tiếp tục ở trong tai và gây tổn hại nghiêm trọng đến thính giác
  • Đau dây thần kinh sau zona: Virus tấn công vào các sợi thần kinh, gây viêm nhiễm.
  • Hội chứng Ramsay Hunt: Biến chứng này xảy ra khi vi-rút bệnh zona tái hoạt động ở một trong các dây thần kinh trên mặt chịu trách nhiệm về thính giác, có thể gây mất thính lực, đau và liệt mặt.

V. Điều trị bệnh zona thần kinh

Để điều trị zona thần kinh bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn theo phác đồ điều trị, bạn có thể tham khảo như:

  • Bệnh nhân bị nhiễm vi-rút bệnh zona thường được kê đơn thuốc kháng virus (acyclovir) hoặc Zovirax, liều lượng thay đổi tùy theo độ tuổi. 
  • Trong bệnh zona, trường hợp đau dữ dội, kéo dài và buồn ngủ, nên dùng các thuốc an thần, giảm đau mạnh. Các loại thuốc này phải có chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không được tự mua và sử dụng. 
  • Trường hợp bội nhiễm vi khuẩn thì nên dùng kháng sinh, dùng kháng sinh trị bội nhiễm, thuốc chống viêm, sưng… Nếu có kèm theo liệt mặt thì nên dùng thuốc đặc trị và vitamin B1, B6, B12 liều cao đường uống hoặc tiêm.
  • Thuốc tăng cường miễn dịch.
  • Điều trị tại chỗ: bôi kem kháng viêm, kháng vi-rút lên các mụn nước, v.d. kem zovirax để giảm đau, viêm, sẹo, nhiễm trùng vết phồng rộp.

1. Một số lưu ý khi điều trị zona thần kinh

  • Không nên gãi mặc dù thấy ngứa vì có thể khiến mụn nước loét ra.
Không thể gãi nếu cảm thấy ngứa khi mắc bệnh zona
  • Khống chế ngứa bằng băng ướt 
  • Mặc quần áo rộng rãi để tránh cọ xát vào vết phồng rộp. 
  • Chỉ dùng thuốc giảm đau nếu đau không chịu nổi (dùng thuốc giảm đau nhiều sẽ  ảnh hưởng đến dây thần kinh).
  • Dùng xà phòng dịu nhẹ khi tắm và vệ sinh, tránh xà phòng có nhiều chất tạo bọt làm khô da. 
  • Tránh tiếp xúc da với người khác để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh do tiếp xúc với chất dịch herpes. 
  • Giời leo tự biến mất sau 2-3 tuần tùy theo cơ địa của người bệnh. Người bệnh nên chăm sóc vết mẩn ngứa, mụn nước và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để  cơ thể hồi phục.

2. Một số thực phẩm nên và không nên ăn 

2.1 Thực phẩm nên ăn

Một số thực phẩm dưới đây nên bổ xung sẽ giúp vết zona nhanh lành hơn:

  • Thực phẩm giàu lysine như sữa, trứng, thịt gà, tôm, các loại đậu là những chất quan trọng giúp duy trì hệ thống miễn dịch của cơ thể.
  • Thực phẩm giàu vitamin C và kẽm như rau xanh, cam, đu đủ, ổi, dâu tây.
  • Thực phẩm giàu vitamin B12 và B6 như sữa chua, chuối, khoai lang, gan và cá.

2.2 Thực phẩm kiêng khi bị zona thần kinh

Trong thời gian điều trị bệnh zona thần kinh bạn nên kiêng một số thực phẩm như:

  • Ngũ cốc tinh chế chứa nhiều tinh bột – đường sẽ làm tăng đường huyết trong máu hơn nữa lúc này sẽ liên kết với chất lỏng khiến cơ thể bị rối loạn điện giải, tạo môi trường cho virus phát triển. 
  • Thực phẩm nhiều đường
  • Thực phẩm chứa Gelatin: Gelatin là chất kết dính được sử dụng để làm thạch, kẹo dẻo, kẹo mềm, v.v. Nhờ chất này, virus varicella-zoster (VZV) phát triển nhanh chóng và lây lan rộng khắp các sợi thần kinh.
Không nên ăn thực phẩm chứa gelatin vì làm virus nhanh chóng lây lan
  • Thực phẩm chứa acid amin Arginine: Thịt gà, socola , yến mạch, hạt bí, bí ngô, đậu nành, lạc, đậu phộng… đều là những thực phẩm có chứa Arginine arginine . Được đây biết là đây một là loại acid axit amin được biết là có khả năng thúc đẩy sự phát triển và nhân lên của virus VZV.
  • Thực phẩm dễ để lại sẹo:  Một số thực phẩm như rau muống, gạo nếp, trứng, tôm, cua,…sẽ khiến vết thương nhanh lên sẹo hơn. 
  • Đồ uống có cồn như rượu bia sẽ làm giảm khả năng chuyển hóa và đào thải chất độc của gan vì vậy nên sử dụng thuốc sẽ không mang lại hiệu quả. 
  • Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn,.. 

VI. Phòng ngừa zona thần kinh như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh zona thần kinh thì các bạn nên lưu ý đến một số vấn đề như:

  • Tránh tiếp xúc với những người bị thủy đậu hoặc bệnh zona, đặc biệt nếu bạn đang mang thai hoặc  có hệ miễn dịch yếu. 
Nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bị thủy đậu hoặc zona
  • Nguy cơ lây truyền virus varicella zoster thấp nếu vùng tổn thương mụn nước ban đỏ được che phủ cẩn thận. 
  • Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ, vắc-xin Zoster tái tổ hợp hiện có thể được sử dụng để ngăn ngừa bệnh zona và các biến chứng của nó ở người lớn từ 50 tuổi trở lên. Ngoài ra, vắc-xin cũng được khuyên dùng cho người lớn từ 19 tuổi trở lên mắc bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch hoặc người đang điều trị ức chế miễn dịch.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về zona thần kinh là gì được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh zona thần kinh. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào hãy đến cơ quan y tế để được thăm khám điều trị sớm nhất nhé! Chúc các bạn sức khỏe!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *