Kinh tế vĩ mô là gì? Phân biệt kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô

Kinh tế vĩ mô là gì? Phân biệt kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô

Kinh tế vĩ mô là gì? Kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô khác nhau ra sao? Đây là những câu hỏi được khá nhiều người đặt ra. Trong chuyên mục tài chính hôm nay, interensemble sẽ đưa bạn đi giải đáp hết những câu hỏi trên cùng những vấn đề xung quanh của kinh tế vĩ mô.

I. Kinh tế vĩ mô là gì?

Kinh tế vĩ mô (tên tiếng anh là macroeconomics) là ngành của kinh tế học nghiên cứu hoạt động của nền kinh tế với tư cách một tổng thể. Các phân tích kinh tế vĩ mô thường tập trung nghiên cứu vào cơ chế hoạt động của nền kinh tế và xác định các yếu tố chiến lược quy định thu nhập và sản lượng quốc dân, mức sử dụng lao động, giá cả và sự biến động của chúng.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Về bản chất, kinh tế vĩ mô nghiên cứu “bức tranh lớn” về tổng sản phẩm quốc dân, công ăn việc làm, lạm phát, thất nghiệp, đầu tư, tiết kiệm…

Kinh tế vĩ mô nghiên cứu sự tương tác giữa các khía cạnh của nền kinh tế quốc dân. Chẳng hạn nó nghiên cứu sự tương tác giữa sự đầu tư vốn với tỉ lệ thất nghiệp, lạm phát, tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân.

Kinh tế vĩ mô tên tiếng anh là macroeconomics
Kinh tế vĩ mô tên tiếng anh là macroeconomics

Kinh tế học vĩ mô hay là kinh tế tầm lớn (Macroeconomic), là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung. Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô là hai lĩnh vực bao quát nhất của kinh tế học. Trong khi kinh tế học vi mô chủ yếu nghiên cứu về hành vi của các cá thể đơn lẻ, như công ty, hộ gia đình và cá nhân người tiêu dùng, kinh tế học vĩ mô lại nghiên cứu các chỉ tiêu cộng hưởng như GDP, tỉ lệ thất nghiệp, và các chỉ số giá cả để hiểu cách hoạt động của cả nền kinh tế.

II. Phân biệt kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô

Nhiều người nhầm lẫn giữa 2 khái niệm kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. Vậy 2 khái niệm này giống và khác nhau ở những điểm nào, mời các bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

1. Sự giống nhau giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô

Kinh tế học vi mô và vĩ mô tuy nghiên cứ kinh tế trên những giác độ khác nhau nhưng đều là những bộ phận quan trọng cấu thành nên kinh tế học, không thể chia cắt mà bổ sung cho nhau. Trong thực tiễn kinh tế và quản lý kinh tế, nếu chỉ giải quyết những vấn đề kinh tế vi mô, quản lý kinh tế vi mô hay quản lý sản xuất kinh doanh mà không có điều chỉnh cần thiết của kinh tế vĩ mô, quản lý nhà nước về kinh tế thì nền kinh tế sẽ bất ổn định và không thể phát triển được.

2. Kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô khác nhau như thế nào?

Kinh Tế Học được định nghĩa là môn nghiên cứu về cách con người làm việc cùng nhau để chuyển đổi các nguồn lực (Hạn chế) sang hàng hoá và dịch vụ để thỏa mãn mong muốn của con người (Mong muốn này là không giới hạn) và cách phân phối giống nhau giữa chúng. Kinh tế học được chia thành hai phần chính, đó là kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô.

Kinh Tế Vi Mô Kinh Tế Vĩ Mô
Định Nghĩa: Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia vào nền kinh tế. Nghiên cứu nền kinh tế với tư cách tổng thể bao gồm cả quốc gia và quốc tế.
Đối Tượng: Các biến số kinh tế cá thể. Các biến số kinh tế tổng hợp.
Ứng Dụng: Cho các hoạt động nội bộ. Môi trường và các vấn đề bên ngoài.
Phạm vi nghiên cứu Các lý luận cơ bản cho kinh tế học như cung, cầu, giá cả, thị trường; Các lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng; Lý thuyết về hành vi của người sản xuất; Cấu trúc thị trường; Thị trường các yếu tố sản xuất: Lao động – vốn – Tài nguyên; Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường; Các lý luận về trao đổi, phúc lợi kinh tế; Các lý luận về thất bại thị trường;…. Tổng sản phẩm, việc làm, lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh tế, vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ, v.v.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp mô hình hoá; Phương pháp so sánh tĩnh; Phương pháp phân tích cận biên;…. Kinh tế học vĩ mô sử dụng tích cực phương pháp mô hình hóa. Gần như mỗi một hiện tượng kinh tế vĩ mô lại được mô tả bằng một mô hình riêng với những giả thiết riêng
Mục Tiêu: Bao gồm các vấn đề khác nhau như: Cung, Cầu, Giá cả của hàng hóa và dịch vụ, Giá của các yếu tố sản xuất, Mức tiêu thụ, Phúc lợi kinh tế v.v… Bao gồm các vấn đề khác nhau như: Thu nhập quốc gia, Mức giá chung, Phân phối việc làm, Tiền tệ v.v…
Tầm Quan Trọng: Hữu ích trong việc xác định giá của một sản phẩm cùng với giá của các yếu tố sản xuất (Đất đai, nguồn lao động, nguồn vốn, doanh nghiệp v.v…) trong nền kinh tế. Duy trì ổn định ở mức giá chung và giải quyết các vấn đề chính của nền kinh tế như: lạm phát, giảm phát, tỷ lệ thất nghiệp và đói nghèo nói chung.
Mặt Hạn Chế: Nó dựa trên các giả định không thực tế. Cụ thể là chúng ta hay nghe thầy/cô giảng là “giả định các yếu tố khác không đổi” từ đó xác định cung cầu này nọ v.v… Nó phân tích bằng sự sai sót của các thành phần có liên quan. Đôi khi không chứng minh được sự thật bởi vì những gì chúng ta cho tổng thể là đúng thì lại không đúng với một cá nhân.

III. Mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô tuy khác nhau nhưng đều là những nội dung quan trọng của kinh tế học, không thể chia cắt nhau, mà bổ sung cho nhau, tạo thành hệ thống kiến thức của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

Thực tiễn đã chứng minh kết quả của kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào các hành vi của kinh tế vi mô. Nền kinh tế muốn phát triển phải phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp, các tế bào kinh tế, ngược lại hành vi của các doanh nghiệp, các tế bào kinh tế chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của kinh tế vĩ mô.

Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô là những nội dung quan trọng của kinh tế học
Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô là những nội dung quan trọng của kinh tế học

IV. Tổng hợp các ký hiệu, công thức tính trong kinh tế vĩ mô

Nếu bạn đang học môn kinh tế vi mô thì đây sẽ là phần mà bạn không nên bỏ qua

Ký hiệu Tên Công thức tính
AD Tổng cầu AD=C+I+G+Xn
C Tiêu dùng C=Co+Cm*Yd
Xn Xuất khẩu ròng Xn=X-M
M Nhập khẩu M=Mo+Mm*Y
Yd Thu nhập khả dụng Yd=Y-T+Tr=Y-Tn=C+S
Tn Thuế ròng Tn=T-Tr
S Tiết kiệm S=Yd-C
G Chi tiêu chính phủ G=Go
X Xuất khẩu tự định X=Xo
Y Sản lượng Y=mt*Tno+m*Ado
K Số nhân K=(D+(Cu/D+1))/(D+(Cu/D+R/D))=(1+Cu/D)/(R/D+Cu/D)
I Đầu tư I=Io+Imy*Y+Imi*i
T Thuế T=To+Tm*Y
Tr Trợ cấp
To Thuế biên
Mo Nhập khẩu dự định
Mm Nhập khẩu biên
lo Đầu tư tự định
lmy Đầu tư biên theo thu nhập Y
lmi Đầu tư biên theo lãi suất i
Go Chi tiêu tự định

V. Một số khái niệm liên quan đến kinh tế vi mô

1. Khái niệm “kinh tế vi mô độc quyền”

Kinh tế vi mô độc quyền là kinh tế vi mô xét ở 2 yếu tố đó là độc quyền bán và độc quyền mua.

  • Độc quyền bán: Là trạng thái thị trường chỉ có một người bán và sản xuất ra sản phẩm đó và không có sản phẩm nào thay thế được. Có thể nói, đây là một trong những dạng của thất bại thị trường, là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh.
  • Độc quyền mua: Là một trong những điều kiện thị trường mà ở đó chỉ có một người mua. Trong nền kinh tế vi mô độc quyền, một người mua duy nhất sẽ thống trị thị trường, trong khi đó người bán duy nhất sẽ kiểm soát thị trường độc quyền.

2. Khái niệm “kinh tế vi mô sản xuất”

Là quá trình làm ra các sản phẩm để sử dụng hoặc trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất sẽ dựa trên các vấn đề như sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác nguồn nhân lực tạo ra sản phẩm?,…

Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô, tùy thuộc vào từng sản phẩm, yếu tố sản xuất sẽ được khai thác và nghiên cứu dựa trên 3 khu vực sau:

  • Khu vực I: Nông – Lâm- Ngư nghiệp
  • Khu vực II: Công nghiệp nặng – công nghiệp nhẹ và xây dựng
  • Khu vực III: Dịch vụ

Trên đây, chúng tôi đã tổng kết đầy đủ những thông tin liên quan đến kinh tế vĩ mô, nếu bạn còn có câu hỏi và thắc mắc gì hãy để lại bình luận ở bên dưới nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *